Giá mua cà phê 64.000 đồng/kg, mức giá chưa từng có vào đầu vụ
Ở góc nhìn của Phó Chủ Tịch Vicofa cũng là Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Intimex Group, ông Đỗ Hà Nam cho biết, kết thúc niên vụ ca phê 2022-2023, về cơ bản là một năm vui cho người nông dân cũng như ngành xuất khẩu cà phê, nhưng là một năm không vui cho nhiều nhà xuất khẩu Việt Nam.
Nhận định về niên vụ cà phê 2023-2024 và xu hướng xuất khẩu, dẫn các số liệu tạm thời của Vicofe, ông Nam ước sản lượng cà phê xuất khẩu niên vụ này sẽ giảm xuống còn 1,4 triệu tấn, đặc biệt thời điểm sau Tết Âm lịch tháng 2//2024.
Một vấn đề quan trọng của Việt Nam và không còn hàng tồn kho, trong khi thông thường trước đây hàng tồn kho có từ 150.000-200.000 tấn, nhưng năm nay Việt Nam thiếu hẳn nguồn hàng này, báo hiệu một tình trạng rất không bình thường trong thời gian tới đối với ngành cà phê Việt Nam.
Đầu vụ, các sản phẩm cà phê nhân được chào bán khoảng 60.000 đồng/kg, giao từ tháng 12/2023 đến tháng 1/2024 cao hơn nhiều so với vụ trước đó, do nhu cầu mua lớn của các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp FDI (giao bù hàng trễ hạn từ vụ cũ). Dự kiến mức giá này sẽ còn tiếp tục tắng đến tháng 4/2024, do người dấn sẽ hạn chế bán ra. Mặt khác, giá sàn London vẫn đang giữ mức cao trên 2.400 USD/tấn.
“Trong lịch sử ngành cà phê đến giờ mới có, không chỉ doanh nghiệp Việt Nam mua cà phê non (tức là mua trước khi thu hoạch) mà có khá nhiều các doanh nghiệp FDI cũng đã mua trước với 1 lượng hàng hoá khá lớn. Trước tháng 11/2023, giá mua vào lên đến 64.000 đồng/kg, hiện nay giá cà phê vẫn ở mức 60.000 đồng/kg. Đây là mức giá chưa từng có vào đầu vụ, và ở Việt Nam chưa bao giờ có giá cao như vậy”, ông Nam nói.
Lo mua không được hàng nên doanh nghiệp Việt Nam không dám bán xa
Giá cà phê trên sàn London hiện rất cao từ 2.400-2.500 USD/tấn, cộng với các khoản phí… thì giá cà phê Việt Nam đang rất cao, và nông dân cũng đang đẩy giá lên nên giá nội địa sẽ không xuống dưới 60.000 đồng/kg, nếu doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh mua vào để thưc hiện các hợp đồng đã ký hoặc đầu cơ tích trữ thì giá cà phê nội địa sẽ tiếp tục lên hơn nữa.
“Có một điều mà chúng tôi thật sự lo lắng, nếu tháng 6/2023 hầu như không còn hàng để mua trừ hàng tồn kho, thì năm nay Vicofa dự báo có thể vào tháng 5/2024, thậm chí tháng 4/2024, Việt Nam sẽ không còn hàng để mua. Đây là vấn đề rất mới và rất nguy hiểm”, ông Nam nhận định.
Phó chủ tịch Vicofa nêu vấn đề, nếu giá sàn London tiếp tục tăng thì giá cà phê Robusta của Việt Nam sẽ như thế nào, trong khi Châu Âu rất cần loại cà phê này. Qua đó cho thấy, Châu Âu gần như hoàn toàn trông cậy vào cà phê Robusta của Việt Nam, ít nhất là từ nay đến hết tháng 4/2024, và có nhiều tập đoàn châu Âu đang rất lo lắng về việc này.
“Nếu như tất cả dồn hết vào thị trường Việt Nam thì từ nay đến hết tháng 4/2024, mọi người chỉ mua cà phê Việt Nam sẽ khiến nguồn cung trở nên rất căng thẳng. Như vậy, giá cà phê Việt Nam sẽ tăng ít nhất đến tháng 4/2024, trước khi Indonesia vào vụ mới và có thể sẽ đắt nhất thế giới năm 2024”.
Do lo sợ không mua được hàng nên phần lớn doanh nghiệp Việt Nam không dám bán xa, nếu bán xa mua vào không được hàng sẽ lặp lại câu chuyện của năm 2023. Như vậy rất nguy hiểm do doanh nghiệp”