Intimex Group giữ vị trí số 01 về kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cà phê và mặt hàng gạo trong 09 tháng năm 2022

Mặt hàng cà phê

Giá cà phê thế giới giảm mạnh

+ Giá cà phê thế giới giảm do các quỹ hàng hóa, các nhà đầu tư đẩy mạnh bán ra và tồn kho trên hai sàn kỳ hạn tăng, trong khi áp lực nguồn cung từ các nước sản xuất lớn.

Thị trường cà phê thế giới

Trong tuần qua, giá cà phê thế giới giảm do các quỹ hàng hóa, các nhà đầu tư đẩy mạnh bán cà phê ra trước áp lực lãi suất tiền tệ gia tăng và khả năng suy thoái kinh tế thế giới còn kéo dài tới cuối năm 2023.

Giá cà phê giảm còn do đồng nội tệ của Braxin và Việt Nam tiếp tục giảm so với USD, trong khi đó tồn kho trên cả hai sàn kỳ hạn tăng trở lại đã đẩy giá cà phê Arabica xuống mức thấp nhất trong 13 tháng qua.

Ngoài ra, áp lực giảm giá trên sàn London còn bị ảnh hưởng bởi Việt Nam đã chính thức bước vào thu hoạch vụ mùa mới của niên vụ cà phê 2022/23 với sản lượng ước khoảng hơn 30 triệu bao, sẽ được đưa ra thị trường trong khoảng 5 – 7 tuần nữa. Thêm vào đó, tồn kho Robusta đạt chuẩn sàn London cũng tăng 390 tấn lên 89.810 tấn tính tới 20/10/2022.

Trong khi đó, tồn kho cà phê đạt chuẩn sàn New York đạt 23.435 tấn. Thông tin ước đoán một vụ mùa bội thu sắp tới của Braxin vẫn ảnh hưởng đến đà phục hồi của giá cà phê Arabica.

Thị trường trong nước

– Diễn biến giá

Trong tuần qua, giá cà phê trong nước giảm theo đà giảm của thế giới. Cụ thể; giá cà phê  tại Đắc Lăk  và  Đăk Nông  cùng giảm  2.400  đồng/kg so  với  tuần trước,  đạt  40.900 –

41.500 đồng/kg. Giá tại Lâm Đồng, Gia Lai cùng giảm 2.200 đồng/kg so với tuần trước, ở mức 41.400 – 41.500 đồng/kg.

Trong khi đó, giá cà phê xuất khẩu giao tại cảng khu vực TP. Hồ Chí Minh giảm 125 USD/tấn so với tuần trước, xuống 1.930 USD/tấn.

Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam 10 tháng năm 2022

Theo số liệu thống kê sơ bộ, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tháng 10/2022 ước đạt 80,0 nghìn tấn, trị giá 208 triệu USD, giảm 13,6% về lượng và giảm 8,2% về trị giá so với tháng 9/2022; so với tháng 10/2021 giảm 19,5% về lượng và giảm 4,6% về trị giá. Nguyên nhân của xuất khẩu mặt hàng này sụt giảm là do tồn kho cuối vụ đã cạn kiệt, tình hình lạm phát tại các nước lớn như châu Âu, Mỹ… tăng cao đã ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ.

Tính chung 10 tháng năm 2022, xuất khẩu mặt hàng này ước đạt 1,421 triệu tấn, trị giá 3,270 tỷ USD, tăng 10,6% về lượng và tăng 33,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đạt kim ngạch cao 9 tháng đầu năm 2022

Doanh nghiệp

Trị giá (nghìn USD)

CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN INTIMEX

197.076

CÔNG TY TNHH VĨNH HIỆP

194.306

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XNK 2-9 ĐẮK LẮK

178.760

CÔNG TY CP INTIMEX MỸ PHƯỚC

160.235

CÔNG TY TNHH TM VÀ CHẾ BIẾN LOUIS DREYFUS COMPANY VN

120.498

CÔNG TY TNHH NEUMANN GRUPPE VN

112.204

CÔNG TY CP PHÚC SINH

105.589

CÔNG TY CP  GIAO DỊCH HÀNG HÓA TÂY NGUYÊN

101.859

CÔNG TY TNHH SUCDEN COFFEE VN

97.569

CÔNG TY TNHH CÀ PHÊ OUTSPAN VN

92.489

CÔNG TY TNHH OLAM VN

92.178

CÔNG TY TNHH NESTLÉ VN

90.945

CÔNG TY TNHH  SẢN XUẤT VÀ TM CÁT QUẾ

90.874

CÔNG TY TNHH THƯƠNG PHẨM ATLANTIC VN

81.516

CÔNG TY CP MASCOPEX

81.083

CN CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN TRUNG NGUYÊN – NHÀ MÁY CÀ PHÊ SÀI GÒN

73.915

CÔNG TY TNHH SUCAFINA VN

62.571

CÔNG TY TNHH COFCO INTERNATIONAL VN

60.986

CÔNG TY TNHH MERCAFE VN

60.561

CÔNG TY TNHH DAKMAN VN

60.390

CÔNG TY TNHH  VOLCAFE VN

57.106

CÔNG TY TNHH TÍN NGHĨA COMMODITIES

56.686

CÔNG TY TNHH MINH HUY

52.479

CÔNG TY TNHH CÀ PHÊ NGON

51.011

Mặt hàng gạo

        Việt Nam đã xuất khẩu được hơn 6 triệu tấn gạo sau 10 tháng năm 2022

       + Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo của Việt Nam và Ấn Độ ổn định,  trong khi giá gạo Thái Lan giảm xuống mức thấp nhất trong gần ba tháng.

+ Xuất khẩu gạo của Việt Nam ước tính đạt 6,07 triệu tấn và 2,94 tỷ USD trong 10 tháng năm 2022, tăng 17.2% về lượng và tăng 7.4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

Thị trường thế giới

Theo Reuters, trên thị trường gạo châu Á, mưa lớn tại các bang sản xuất gạo quan trọng ở Ấn Độ làm gia tăng lo ngại về triển vọng nguồn cung tại nước xuất khẩu gạo hàng đầu này, trong khi giá gạo tại Thái Lan giảm xuống mức thấp nhất gần ba tháng do nhu cầu yếu.

Thị trường gạo Việt Nam

– Giá trong nước

Trong tuần qua, giá lúa tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tăng từ 600 – 1.000 đồng/kg so với tuần trước.

Cụ thể, tại An Giang lúa IR 504 tăng 800 đồng/kg lên mức 6.200 – 6.300 đồng/kg; Đài thơm 8 tăng tăng 400 đồng/kg lên 6.300 – 6.400 đồng/kg; lúa OM 5451 tăng 700 đồng/kg  lên

mức 6.300 – 6.400 đồng/kg; Nàng hoa 9 tăng 1.000 đồng/kg duy trì ở mức 6.400 – 6.900 đồng/kg.

Với các chủng loại lúa còn lại, giá đi ngang. Hiện OM 18 6.000 – 6.200 đồng/kg; nếp An Giang (tươi) 5.900 – 6.100 đồng/kg; nếp Long An (tươi) 6.200 – 6.500 đồng/kg. Nếp An Giang khô đang được thương lái thu mua ở mức 8.400 – 8.500 đồng/kg; nếp khô Long An 8.600 – 9.000 đồng/kg; lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg.

Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu thành phẩm điều chỉnh tăng. Cụ thể, gạo nguyên liệu đang được thương lái thu mua ở mức 9.250 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg, gạo thành phẩm ở mức 9.900 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg. Với mặt hàng phụ phẩm, hiện giá tấm duy trì ở mức 9.400 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; cám khô ổn định ở mức 8.400 đồng/kg, tăng 100 – 150 đồng/kg.

Nhìn chung lượng gạo nguyên liệu về các kho ổn định, chất lượng gạo tốt, giá tăng  cao. Giao dịch mua bán gạo ổn định. Nhà máy chào giá gạo thành phẩm OM 18 mới thu hoạch có giá cao. Giao dịch lúa Thu Đông đều, giá lúa các loại vững ở mức cao.

– Xuất khẩu gạo của Việt Nam

Ước tính xuất khẩu tháng 10 và 10 tháng năm 2022:

Theo ước tính, khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 10/2022 đạt

700.000 tấn, trị giá 334 triệu USD, tăng 20% về lượng và tăng 21,3% về trị giá so với tháng trước, đồng thời tăng 13,3% về lượng và tăng 3,8% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Tổng khối lượng và trị giá xuất khẩu gạo 10 tháng năm 2022 đạt lần lượt 6,07 triệu tấn và 2,94 tỷ USD, tăng 17,2% về lượng và tăng 7.4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Giá gạo xuất khẩu bình quân 10 tháng năm 2022 ước đạt 484 USD/tấn, giảm 8,3% so với cùng  kỳ năm 2021.

Danh sách doanh nghiệp xuất khẩu gạo đạt kim ngạch cao trong tháng 9 và 9 tháng năm 2022

Tên doanh nghiệp

Tháng 9/2022 (nghìn USD)

9 tháng năm 2022 (nghìn USD)

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN INTIMEX

33.494

307.791

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI  VÀ DỊCH VỤ THÀNH TÍN

23.718

222.161

TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC

42.208

181.720

CÔNG TY TNHH LƯƠNG THỰC PHƯƠNG ĐÔNG

6.713

112.238

CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ GIA

7.356

106.700

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU KIÊN GIANG

9.586

93.841

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THUẬN MINH

1.000

81.799

TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM – CÔNG TY CỔ PHẦN

10.013

78.497

CÔNG TY TNHH TÂN THẠNH AN

10.661

72.976

CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG

4.223

72.507

CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN ĐỒNG TIẾN

7.049

65.535

CÔNG TY TNHH PANORAMAS

2.010

63.980

CÔNG TY TNHH DƯƠNG VŨ

7.790

57.827

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI KIÊN GIANG

2.924

55.170

CÔNG TY CP HIỆP LỢI

2.214

54.266

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XNK LƯƠNG THỰC NGỌC LỢI

5.922

51.971

CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN LỘC TRỜI

7.217

47.284

CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU ĐẠI DƯƠNG XANH

4.028

44.321

CÔNG TY TNHH TIẾN PHÁT NÔNG

1.011

40.224

CÔNG TY TNHH STAR RICE

6.452

39.517

CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC BÌNH ĐỊNH

5.364

38.044

CÔNG TY CP LƯƠNG THỰC MEKONG

2.304

37.062

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN LOUIS RICE

320

32.994

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KINH DOANH VÀ XAY XÁT LÚA GẠO CẨM NGUYÊN

5.572

27.757

CÔNG TY TNHH  PHÁT TÀI

5.329

27.439

Nguồn: Bản tin: Thông tin thương mại thuộc Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại- Bộ Công Thương