Giá tiêu hôm nay(26/7) đồng loạt giảm tại thị trường trong nước, với mức cao nhất được ghi nhận là 69.500 đồng/kg. Trong phiên sáng nay, giá cao su kỳ hạn trên hai sàn giao dịch biến động hơn 0,5%.
Cập nhật giá tiêu
Giá tiêu trong nước
Theo khảo sát, giá tiêu tại thị trường nội địa ghi nhận mức giảm 500 đồng/kg so với hôm qua, hiện dao động trong khoảng 66.500 – 69.500 đồng/kg.
Sau khi được điều chỉnh giảm, Gia Lai đang là địa phương có giá thu mua thấp nhất với 66.500 đồng/kg và Đồng Nai có giá nhỉnh hơn một chút là 67.000 đồng/kg.
Hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông đang có cùng mức giá thu mua là 67.500 đồng/kg.
Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa – Vũng Tàu lần lượt giảm xuống mức tương ứng là 68.500 đồng/kg và 69.500 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) |
Giá thu mua (Đơn vị: đồng/kg) |
Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: đồng/kg) |
Đắk Lắk |
67.500 |
-500 |
Gia Lai |
66.500 |
-500 |
Đắk Nông |
67.500 |
-500 |
Bà Rịa – Vũng Tàu |
69.500 |
-500 |
Bình Phước |
68.500 |
-500 |
Đồng Nai |
67.000 |
-500 |
Giá tiêu thế giới
Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 25/7 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 24/7 như sau:
– Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.732 USD/tấn, tăng 0,13%
– Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.950 USD/tấn, không đổi
– Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 4.900 USD/tấn, không đổi
Tên loại |
Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn) |
||
Ngày 24/7 |
Ngày 25/7 |
% thay đổi |
|
Tiêu đen Lampung (Indonesia) |
3.727 |
3.732 |
0,13 |
Tiêu đen Brazil ASTA 570 |
2.950 |
2.950 |
0 |
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA |
4.900 |
4.900 |
0 |
– Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.462 USD/tấn, tăng 0,15%
– Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi
Tên loại |
Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn) |
||
Ngày 24/7 |
Ngày 25/7 |
% thay đổi |
|
Tiêu trắng Muntok |
6.452 |
6.462 |
0,15 |
Tiêu trắng Malaysia ASTA |
7.300 |
7.300 |
0 |
Theo trang phnompenhpost, ông Nguon Lay, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến Hạt tiêu Kampot, đánh giá rằng, xuất khẩu hạt tiêu Kampot không biến động trong nửa đầu năm đã phản ánh xu hướng của năm ngoái, mặc dù hiện tại vẫn chưa có dữ liệu chính thức về xuất khẩu hạt tiêu.
Có thể thấy, bất chấp tình hình khủng hoảng toàn cầu, nhu cầu mua hạt tiêu Kampot vẫn ổn định, đặc biệt là từ những người mua tại thị trường châu Âu.
Ông Nguon Lay cho biết: “Hạt tiêu Kampot không gặp phải vấn đề nghiêm trọng nào và vẫn có hợp đồng với các công ty thu mua với lượng xuất khẩu khoảng 70 – 80 tấn mỗi năm.
Tình hình thời tiết không làm giảm chất lượng hạt tiêu vì nông dân Kampot đã chuẩn bị sẵn sàng, đặc biệt là trong việc quản lý nguồn cung cấp nước để ứng phó với sự biến đổi khí hậu”.
Tuy nhiên, chi phí bảo trì cao liên quan đến việc trồng tiêu Kampot đã buộc một số nông dân phải ngừng kinh doanh, làm giảm số thành viên của hiệp hội từ 460 hộ xuống chỉ còn hơn 350 hộ gia đình.
Theo ghi nhận, Campuchia xuất khẩu hạt tiêu sang nhiều quốc gia và mặt hàng hạt tiêu hiện đang được trồng ở 18 tỉnh trên toàn quốc, trong đó bao gồm Mondulkiri, Ratanakkiri, Tbong Khmum và Kampot.
Theo Bình An báo Doanh nghiệp& Kinh doanh.