Giá cà phê hôm nay 30/11: Khu vực Tây Nguyên tiếp đà tăng 100 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay (30/11) duy trì đà tăng với mức điều chỉnh là 100 đồng/kg so với hôm qua. Hiện tại, giá thu mua cao nhất là 40.800 đồng/kg được ghi nhận tại tỉnh Đắk Nông.

Cập nhật giá cà phê trong nước

Theo khảo sát trên trang giacaphe.com vào lúc 7h20, giá cà phê tiếp tục tăng nhẹ 100 đồng/kg so với hôm qua.

Ghi nhận cho thấy, các tỉnh trọng điểm thuộc khu vực Tây Nguyên đang giao dịch cà phê trong khoảng 40.200 – 40.800 đồng/kg.

Trong đó, Lâm Đồng là địa phương ghi nhận mức giá thấp nhất với 40.200 đồng/kg.

Tiếp đó là tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk với mức giá lần lượt 40.600 đồng/kg và 40.700 đồng/kg.

Tương tự, giá cà phê tại Đắk Nông tăng nhẹ lên mức 40.800 đồng/kg trong hôm nay. Đây cũng là mức giá cao nhất ở thời điểm hiện tại.

TT nhân xô

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (HCM)

1.893

Trừ lùi: +60

Đắk Lắk

40.700

+100

Lâm Đồng

40.200

+100

Gia Lai

40.600

+100

Đắk Nông

40.800

+100

Tỷ giá USD/VND

24.580

+10

Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD($)/tấn

Diễn biến giá cà phê từ tháng 1 đến ngày 30/11. (Tổng hợp: Thảo Vy

Cập nhật giá cà phê thế giới

Trên thị trường thế giới, giá cà phê tiếp tục đi lên. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 1/2023 được ghi nhận tại mức 1.859 USD/tấn sau khi tăng 0,22% (tương đương 4 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 3/2023 tại New York đạt mức 168,9 US cent/pound, tăng 3,72% (tương đương 6,05 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h20 (giờ Việt Nam).

Ảnh: Thảo Vy

Theo một nghiên cứu được công bố gần đây, lượng khí thải carbon liên tục sẽ làm giảm đáng kể sản lượng gạo và cà phê ở Indonesia – một trong những nhà sản xuất cả hai loại cây trồng hàng đầu thế giới, Business Standard đưa tin.

Trong đó, xét riêng đối với mặt hàng cà phê, sản lượng được dự đoán sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến xuất khẩu cà phê của Indonesia có thể giảm khoảng 2 – 35%.

Các nhà khoa học dự đoán, giá của cả hai loại cà phê arabica và robusta sẽ tăng khoảng 32% vào năm 2050 và 56 – 109% trong giai đoạn từ năm 2050 đến năm 2100.

Mặc dù nghiên cứu tập trung chủ yếu vào an ninh lương thực và kinh tế của Indonesia, nhưng rõ ràng là sự sụt giảm sản lượng cà phê và gạo ở quốc gia này sẽ ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu và các nhà sản xuất ở những nơi khác có thể thấy những tác động tương tự.

Theo Elza Surmaini, tác giả của nghiên cứu đến từ BRIN – cơ quan nghiên cứu chính của chính phủ Indonesia, điều kiện khí hậu khắc nghiệt làm giảm đáng kể diện tích trồng trọt và sản xuất nông nghiệp, do đó cần phải tăng cường các nỗ lực thích ứng và giảm thiểu để đảm bảo an ninh lương thực.

Supari, một tác giả nghiên cứu từ BMKG – cơ quan khí tượng của Indonesia, cho biết: “Nếu không có sự gia tăng đáng kể trong các nỗ lực giảm thiểu tình trạng biến đổi khí hậu, số ngày có điều kiện nhiệt độ và lượng mưa tối ưu cho việc trồng cà phê ở Indonesia sẽ giảm 50% vào cuối thế kỷ này”. 

Những kết quả này cho thấy rõ mức độ cần thiết của các hành động giảm thiểu biến đổi khí hậu để ngăn chặn thế giới khỏi các tác động thảm khốc hơn.

Mức độ gián đoạn do biến đổi khí hậu đối với ngành nông nghiệp của Indonesia sẽ ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng nông nghiệp của thế giới. Cách duy nhất có thể ngăn chặn điều này là hành động nhanh hơn để giảm lượng khí thải carbon.

Nguồn: vietnambiz.vn